Đôi nét về Thanh Minh Cổ Miếu

STO - Thanh Minh Cổ Miếu tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, khóm 1, phường 1, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) còn được gọi là chùa Ông Bổn hoặc chùa Ông. Với kiến trúc độc đáo, cùng nhiều phối tự thần linh khác mà dân gian sùng kính, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài địa phương đến chiêm ngưỡng và dâng hương cầu phước. Thanh Minh Cổ Miếu được UBND tỉnh Sóc Trăng xếp hạng là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp tỉnh năm 2006.

Chùa Ông Bổn được khởi dựng từ thế kỷ XIX, đến năm Quý Hợi (1923), được xây dựng lại và đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Đến ngày 17/3/2020, Thanh Minh Cổ Miếu được làm lễ động thổ trùng tu xây dựng với tổng kinh phí trên 21 tỷ đồng. Sau gần 3 năm xây dựng, công trình hoàn thiện và khánh thành ngày 30/3/2023. Công trình trùng tu phục dựng lại theo nguyên bản ngôi “Thanh Minh Cổ Miếu”.

Theo đó, công trình được thiết kế hạng mục cổng tam quan hoàn toàn bằng đá tự nhiên, phần đỉnh cao 9,50m, hai bên mặt tiền cổng vào cũng được lắp đặt những bức phù điêu bằng đá. Tường rào chạy dọc hai bên sân miếu được xây dựng mới bằng gạch đồi, ốp đá hai mặt, mái ngói lưu ly, hai bên thềm của miếu được trang trí bằng 2 bức phù điêu bằng đá. Sân miếu lát bằng đá tự nhiên. Đi tiếp vào trong là chánh điện có diện tích 13m x 19m, hai bên là hai dãy Đông Tây lang, phía sau là hành lang bảo vệ chạy dọc Đông Tây ngôi miếu, để phục vụ cho các tiện ích, sinh hoạt cộng đồng. Trên bộ khung cửa chính có bức biển đại tự “Thanh Minh Cổ Miếu” sơn son thếp vàng rực rỡ (được hoàn thành vào năm 1923), bên dưới là đôi lân làm bằng gốm tráng men, thường được gọi là “Nhị lân quản ngõ”. Tiếp đến là đôi cánh cửa gỗ được làm từ danh mộc, họa hình tướng Uất Trì Cung, Tần Thúc Bảo làm 2 vị thần hộ môn, trông rất uy nghi, lẫm liệt. Từ tiền điện đến trước chánh điện có 7 đôi cột gỗ tròn bằng danh mộc, một đôi cột tròn bằng xi-măng đắp nổi hình rồng. Trên đầu các đôi cột này đều gắn những bức hoành phi, câu đối có niên đại từ thế kỷ XIX.

Phía trước chánh điện Thanh Minh Cổ Miếu. Ảnh: HOÀNG PHÚC

Ngoài ra, chánh điện còn là nơi tập trung các bao lam, hoành phi, câu đối, tượng điêu khắc gỗ. Trên vách chánh điện là các bích họa về tích truyện xưa. Ông Nguyễn Trung Khánh - Hội phó Ban Quản trị Thanh Minh Cổ Miếu cho biết: “Theo quan niệm của người xưa, họ chọn địa điểm xây miếu thờ ở vị trí theo thế phong thủy, địa lý, thuận tiện về giao thông đi lại để thường xuyên đến dâng hương cầu nguyện thần linh che chở, phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mua may bán đắt, gia đạo bình an… Chánh điện của Thanh Minh Cổ Miếu thờ ông Bắc Đế, hai gian tả hữu thờ vị chính thần Ông Bổn và ông Tam Sơn Quốc Vương cùng nhiều phối tự thần linh khác mà dân gian sùng kính. Ngôi miếu không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi phục vụ sinh hoạt cộng đồng của người dân. Ngoài ra, Ban Quản trị chùa Ông Bổn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, giúp hộ có hoàn cảnh khó khăn, cứu trợ thiên tai, nạn nhân chất độc da cam và nhiều hoạt động từ thiện khác. Trong nhiều năm qua, từ sự đóng góp tự nguyện của bà con, Thanh Minh Cổ Miếu càng có điều kiện để thực hiện nhiều việc công ích xã hội”.

Với kiến trúc độc đáo, cùng nhiều phối tự thần linh khác mà dân gian sùng kính, ngôi chùa thu hút đông đảo người dân trong và ngoài địa phương thành tâm đến cúng bái trong những dịp rằm, lễ, Tết và đặc biệt là ngày vía Ông Bổn. Theo đó, lễ vía Ông Bổn diễn ra vào đêm 24 rạng ngày 25/2 âm lịch hàng năm với nghi thức dâng hương cúng thiên địa, dâng hương cúng Ông Bổn, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Sau nghi thức dâng hương là các hoạt động văn hóa văn nghệ, đặc biệt phần biểu diễn các trích đoạn tuồng cổ. Trước đó, vào dịp tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng) hàng năm, tại Thanh Minh Cổ Miếu cũng tổ chức lễ cúng và lễ vật tương tự vía Ông. Ông Châu Mậu Khúi, ngụ phường 1, thị xã Vĩnh Châu chia sẻ: “Đối với bà con ở đây, ngôi miếu rất linh thiêng, là nơi phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, bà con hay đến đây để cầu nguyện cho công chuyện làm ăn, cuộc sống gia đình có nhiều thuận lợi. Vào dịp vía Ông, đông đảo bà con trong và ngoài địa phương đến thắp hương, cúng bái”.

Với những giá trị lịch sử, kiến trúc cùng những hoạt động tôn giáo - tín ngưỡng và văn hóa - xã hội, Thanh Minh Cổ Miếu đã được công nhận Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp tỉnh năm 2006. Việc trùng tu luôn tuân thủ nguyên tắc là giữ nguyên trạng, không làm thay đổi bố cục, diện mạo của miếu, hứa hẹn sẽ trở thành địa điểm thu hút du khách gần xa về đây chiêm ngưỡng, dâng hương cầu nguyện nhiều hơn nữa. 

HOÀNG PHÚC

Nguồn:https://www.baosoctrang.org.vn/van-hoa-the-thao/doi-net-ve-thanh-minh-co-mieu-64844.html

 
 
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

 

TT.XTDL tỉnh Yên Bái         TT.XTDL tỉnh Nghệ An 

TT.XTDL tỉnh Vĩnh Phúc    TT.XTDL tỉnh Điện Biên 

TT.XTDL tỉnh Bắc Giang    TT.XTDL tỉnh Phú Thọ 

TT.XTDL tỉnh Ninh Bình     TT.XTDL Lạng Sơn

TT.XTDL tỉnh Quảng Ninh      Sở Du Lịch Ninh Bình

TT.XTDL tỉnh Hưng Yên        Du lịch Thái Nguyên

Du lịch Bắc Kạn

 

TT.XTDL tỉnh Quảng Bình     Du lịch Quảng Nam

TT.XTDL tỉnh Quảng Trị     TT.XTDL Ninh Thuận

TT. XTDL TP. Đà Nẵng        Sở Du Lịch Huế

XTĐT TM DL Lâm Đồng      Sở VHTTDL Bến Tre

TT. XTDL tỉnh Kon Tum       TT. XTDL Gia Lai

 

Hiệp hội Du lịch ĐBSCL    TT.XT DL tỉnh Hậu Giang

Đài PT-TH Sóc Trăng     TT.TTXTDL tỉnh Cà Mau

TT.XTDL tỉnh Bến Tre       XT.TM DL ĐT Đồng Tháp

TT.XTDL Vĩnh Long         TT.XT DL Bà Rịa-Vũng Tàu

TT.XTDL tỉnh Trà Vinh     TT.XT DL tỉnh Đồng Nai

XT.ĐT TM DL TP. Cần Thơ    TT.PT DL Đồng Tháp

MEKONGINVEST 2017      TT.PT DL TP. Cần Thơ

TT. XTDL Tây Ninh      TT. XTDL Bình Dương 

Cổng  Thông tin DL Đồng Tháp

Cuộc thi  sáng tác ca khúc "Vĩnh Long-tình đất, tình người" lần 2"

Cuộc thi Video clip giới thiệu du lịch Bến Tre

Cuộc thi Ảnh, video clip du lịch Lai Châu

Bộ nhận diện Du lịch Bình Dương

Cuộc thi thiết kế Biểu trưng (Logo) và Khẩu hiệu (Slogan) du lịch Thái Bình

Cuộc thi "Sáng tác Biểu trưng (Logo) và Khẩu hiệu (Slogan) du lịch Quảng Trị"

Cuộc thi ảnh "Check-in Điện Biên" năm 2022

Thông tin mới nhất về Covid 19

Thông tin mới nhất về Covid 19 trên Thế giới

Hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2022 

Thông báo vận hành cổng thông tin du lịch thông minh Bắc Kạn

Thông báo vận hành cổng thông tin du lịch thông minh Thái Nguyên

Bản đồ Covid-19 tại Sóc Trăng

Sóc Trăng trong 30 tái lập, đổi mới, hội nhập và phát triển (1992-2022)

Thành tựu của tỉnh Sóc Trăng trong 30 tái lập, đổi mới, hội nhập và phát triển (1992-2022)

Cuộc thi viết về câu chuyện du lịch Cần Thơ

Cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2022

Cuộc thi "Ảnh đẹp du lịch Tuyên Quang" năm 2022

Cuộc thi ảnh đẹp du lịch "Khám phá Quảng Trị" năm 2022

Cuộc thi sáng tác Biểu trưng (logo) Du lịch tỉnh Kiên Giang

Bình chọn Hà Giang là điểm đến mới nổi hàng đầu Châu Á

Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ X năm 2023

Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng lần thứ 2 - năm 2023