Ẩm thực ngày Tết: Canh Khổ qua

     Năm nào cũng vậy, khi những cơn mưa bắt đầu thưa dần thì cũng là lúc người nông dân quê tôi bước vào mùa rẫy Tết, một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống tự cung, tự cấp của cư dân miền sông nước trước kia, tồn tại cho đến ngày nay, phần nhiều ở vùng nông thôn mỗi độ xuân về.

     Còn khoảng vài tháng trước tết, khi về các vùng nông thôn ở thị xã Ngã Năm, huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị mỗi người sẽ bắt gặp hình ảnh những liếp dưa, cải xanh tươi mơn mởn trãi dọc ngang khắp nẽo đường quê. Người nông dân mỗi buổi chiều thong dong trên bờ đê quay gánh thùng tưới nước. Để có thực phẩm tươi cho những ngày Tết, bà con nông dân dành một khoảnh đất nhỏ để trồng các loại hoa màu khác nhau, đó là một vài bờ mẫu quanh ruộng lúa, những gò đất giữa đồng, một khoảng không gian nhỏ trước sân nhà, sau vườn, thậm chí nếu không còn chỗ trống, mọi người còn tận dụng cả chiếc xuồng hư, bao nilon để làm nơi xuất hiện rẫy Tết. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi về nông thôn vào những ngày cận Tết, đâu đâu cũng thấy rấy Tết xuất hiện với đủ mọi màu sắc xanh tươi đầy sức sống.

Canh khổ qua

     Trái khổ qua là một trong những loại hoa màu không thể thiếu của rẫy Tết. Khổ qua còn được gọi là hủ qua, mướp đắng. Nhưng ở Sóc Trăng quê tôi, người ta luôn gọi nó bằng cái tên mang ý nghĩa tâm linh là khổ qua. Bởi vậy hầu như nhà nào cũng phải chuẩn bị một nồi canh khổ qua hầm trong những ngày cuối năm để cầu mong cái khổ qua đi, hạnh phúc viên mãn, tràn đầy sẽ đến.

Tết ơi Tết à!

Bánh mứt dưa cà, thêm câu đối đỏ

Vui bầy em nhỏ, quấn quýt cả nhà

Trăm sự khổ qua, vận may đang đến.

     Tuy vậy, đây là một loại hoa màu hay bị sâu đục trái, không dễ trồng. Để có những trái khổ qua xanh, mướt, người nông dân thường trồng vài chục dây trên một liếp đất đã được đắp cao. Để khổ qua cho nhiều trái, họ cắm những nhánh chà, trâm bầu hoặc tre để dây khổ qua bám vào. Khi dây khổ qua vừa nhú cho trái, mọi người sẽ dùng bọc nilon để bao trái chống sâu đục khoét.

     Đặc trưng của loại quả này là có vị đắng hậu ngọt tự nhiên. Mà vị đắng hòa với ngọt sẽ làm cho vị càng thêm đắng nên trong khi chế biến ta lưu ý là tuyệt nhiên không dùng đường.

Giàn khổ qua

     Khổ qua lựa trái ngắn 15 cm nở gai, cắt làm 2 khúc, bỏ ruột. Cá thát lát lựa cá tươi trong vừa mới cạo. Để thịt cá không bị dai, ta trộn thêm một phần thịt heo nạc sườn dây ít mỡ băm nhuyễn, ướp hành tỏi phi vàng bột ngọt, muối tàu vị yểu trộn chung lại với nhau, để ngoài khoảng 10 phút rồi dồn vào khổ qua. Sau đó bắc nước lên bếp, để ít muối, bột ngọt. Khi nước sôi lên, cho khổ qua đã dồn thịt trước đó vào, rưới một ít nước mắm,  rồi vớt lấy những lớp bọt khí nổi lên để cho nước trong. Nấu thêm khoảng 20 phút là có thể đem xuống cho hành lá, ngò tiêu vào. Thế là chúng ta đã có một nồi canh thơm lừng với màu xanh trong bắt mắt, hội đủ vị thanh đắng của khổ qua, cay nồng của tiêu, ngọt đậm đà của nước canh quyện với cá thát lát, thịt sườn dây.

     Mang cái tên đầy ý nghĩa, loại quả này đã được mọi người trân quý đem dâng lên cùng mâm cơm cúng tổ tiên vào ngày 30 tết. Có lẽ vì những lý do giá trị  đó mà khổ qua quê tôi luôn đắt hàng vào những tháng cuối năm, mang nhiều thu nhập cho người làm rẫy./.

               Thanh Tú

Từ khóa Google:
Ẩm thực ngày Tết
 
 
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

 

TT.XTDL tỉnh Yên Bái         TT.XTDL tỉnh Nghệ An 

TT.XTDL tỉnh Vĩnh Phúc    TT.XTDL tỉnh Điện Biên 

TT.XTDL tỉnh Bắc Giang    TT.XTDL tỉnh Phú Thọ 

TT.XTDL tỉnh Ninh Bình     TT.XTDL Lạng Sơn

TT.XTDL tỉnh Quảng Ninh      Sở Du Lịch Ninh Bình

TT.XTDL tỉnh Hưng Yên        Du lịch Thái Nguyên

Du lịch Bắc Kạn

 

TT.XTDL tỉnh Quảng Bình     Du lịch Quảng Nam

TT.XTDL tỉnh Quảng Trị     TT.XTDL Ninh Thuận

TT. XTDL TP. Đà Nẵng        Sở Du Lịch Huế

XTĐT TM DL Lâm Đồng      Sở VHTTDL Bến Tre

TT. XTDL tỉnh Kon Tum       TT. XTDL Gia Lai

 

Hiệp hội Du lịch ĐBSCL    TT.XT DL tỉnh Hậu Giang

Đài PT-TH Sóc Trăng     TT.TTXTDL tỉnh Cà Mau

TT.XTDL tỉnh Bến Tre       XT.TM DL ĐT Đồng Tháp

TT.XTDL Vĩnh Long         TT.XT DL Bà Rịa-Vũng Tàu

TT.XTDL tỉnh Trà Vinh     TT.XT DL tỉnh Đồng Nai

XT.ĐT TM DL TP. Cần Thơ    TT.PT DL Đồng Tháp

MEKONGINVEST 2017      TT.PT DL TP. Cần Thơ

TT. XTDL Tây Ninh      TT. XTDL Bình Dương 

Cổng  Thông tin DL Đồng Tháp

Cuộc thi  sáng tác ca khúc "Vĩnh Long-tình đất, tình người" lần 2"

Cuộc thi Video clip giới thiệu du lịch Bến Tre

Cuộc thi Ảnh, video clip du lịch Lai Châu

Bộ nhận diện Du lịch Bình Dương

Cuộc thi thiết kế Biểu trưng (Logo) và Khẩu hiệu (Slogan) du lịch Thái Bình

Cuộc thi "Sáng tác Biểu trưng (Logo) và Khẩu hiệu (Slogan) du lịch Quảng Trị"

Cuộc thi ảnh "Check-in Điện Biên" năm 2022

Thông tin mới nhất về Covid 19

Thông tin mới nhất về Covid 19 trên Thế giới

Hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2022 

Thông báo vận hành cổng thông tin du lịch thông minh Bắc Kạn

Thông báo vận hành cổng thông tin du lịch thông minh Thái Nguyên

Bản đồ Covid-19 tại Sóc Trăng

Sóc Trăng trong 30 tái lập, đổi mới, hội nhập và phát triển (1992-2022)

Thành tựu của tỉnh Sóc Trăng trong 30 tái lập, đổi mới, hội nhập và phát triển (1992-2022)

Cuộc thi viết về câu chuyện du lịch Cần Thơ

Cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2022

Cuộc thi "Ảnh đẹp du lịch Tuyên Quang" năm 2022

Cuộc thi ảnh đẹp du lịch "Khám phá Quảng Trị" năm 2022

Cuộc thi sáng tác Biểu trưng (logo) Du lịch tỉnh Kiên Giang

Cuộc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực ĐBSCL lần thứ V, năm 2022