Tọa đàm khoa học “Thực trạng, tiềm năng và định hướng du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020 – 2025”
Vừa qua, Viện Nghiên cứu Chiến lược – Trường Đại học Công nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm khoa học “Thực trạng, tiềm năng và định hướng du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020 – 2025” tại phòng họp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng.
Tọa đàm có sự tham gia của 20 đại biểu gồm lãnh đạo Sở VHTTDL, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Du lịch, một số phòng văn hóa thông tin các huyện và thành phố Sóc Trăng cùng các thành viên thực hiện đề án.
Tọa đàm tổ chức nhằm đánh giá khái quát thực trạng và hình thành ý tưởng phát triển du lịch của Tỉnh thông qua việc thực hiện Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2035” và tiếp nhận các ý kiến góp ý của các chuyên gia, các sở ban ngành tỉnh và địa phương để định hướng triển khai Đề án.
Theo đó, các đại biểu đã nghe nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chiến lược báo cáo các nội dung: (1) Tiến sĩ Hà Kiên Tân – Trưởng Ban nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Chiến lược – Trường Đại học Công nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minhđánh giá khái quát tình hình phát triển du lịch và đánh giá sản phẩm du lịch hiện nay của tỉnh Sóc Trăng; (2) Thạc sĩ Nguyễn Duy Tâm – Giảng viên, Trường Đại học Kinh tế, Đạo học Quốc gia TP. HCM, nguyên Trưởng Ban Nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển nhận định về tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh Sóc Trăng.
Thạc sĩ Trần Minh Lý - GĐ Sở VHTTDL phát biểu tại buổi tọa đàm Ảnh Nguyễn Thanh Dũng
Tọa đàm đã nghe nhiều ý kiến của lãnh đạo các sở, ngành, địa phương. Trong đó, các đại biểu đều thống nhất nhận định về lợi thế tiềm năng để phát triển du lịch của tỉnh Sóc Trăng, cũng như đã nêu ra những thuận lợi và hạn chế trong hoạt động du lịch của địa phương. Cụ thể như: Sóc Trăng thuận lợi về vị trí địa lý, bản sắc văn hóa 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, sự giao thoa về văn hóa đã tạo cho Sóc Trăng có bản sắc riêng, phong phú và đa dạng, tất cả đều có thể khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch của tỉnh. Ngoài loại hình du lịch truyền thống như loại hình du lịch văn hóa tâm linh, du lịch về nguồn, gần đây có sự xuất hiện về loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái – trải nghiệm đang nhận được sự quan tâm của các công ty lữ hành và du khách. Các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư mới và nâng cấp sửa chữa. Các điểm dừng chân của tỉnh ngày càng thu hút khách đến mua sắn hàng đặc sản và sản phẩm địa phương, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch. Tỉnh cũng có sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư các dự án về du lịch. Nhờ vậy, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư như các dự án: Khu Văn hóa tín ngưỡng Giếng Tiên tại ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, Khu Văn hóa tín ngưỡng Hồ Bể thị xã Vỉnh Châu,...; Bên cạnh đó, các đại biểu lãnh đạo cũng đề xuất các địa phương cần quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động điểm đến; quan tâm gắn các câu chuyện hay truyền thuyết điểm đến nhằm tạo sự hấp dẫn cho du khách; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng đào tạo nghiệp vụ; tạo sự gắn kết thành chuỗi điểm đến giữa các địaphương, trở thành tour tuyến chất lượng; phát huy và nâng cấp các sản phẩm phẩm OCOP để làm sản phẩm quà tặng cho khách du lịch đến Sóc Trăng,...
Thạc sĩ Lê Hoàng Yên - GĐ Trung tâm TTXTDL phát biểu tại tọa đàm
Tiến sĩ Lê Cao Thanh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quản trị doanh nghiệp, Trường Đại học Công nghệ thực phẩm TP.HCM – đại diện đơn vị nhận Dự án trình bày các giải pháp cần tập trung nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch của tỉnh Sóc Trăng như: tập trung phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh; đề xuất các chích sách ưu đãi phát triển đầu tư về du lịch; phát triển du lịch dựa trên sự khác biệt về sản phẩm du lịch; tôn tạo các giá trị văn hóa, lịch sử, điểm đến, truyền thuyết hóa các sự tích, mẫu chuyện thu hút du khách; phát huy các lợi thế, sản phẩm kết nối giữa các địa phương và ưu tiên các nguồn ngân sách tập trung cho mục tiêu phát triển du lịch,..
Thạc sĩ Trần Minh Lý – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, đại diện đơn vị đầu tư Dự án, đánh giá cao về trách nhiệm thực hiện Dự án của nhóm nghiên cứu, đề nghị Viện Nghiên cứu Chiến lược tiếp tục nghiên cứu trong giai đoạn 2020 – 2025 xây dựng, phát triển du lịch của tỉnh Sóc Trăng theo cụm và kết nối sản phẩm thành chuỗi sản phẩm thu hút khách du lịch; định hướng phát triển chợ nổi Ngã Năm phù hợp với điều kiện hiện tại; nhờ nhóm nghiên cứu quan tâm chỉ rõ, tạo sự khác biệt cho các sản phẩm du lịch của tỉnh Sóc Trăng,quan tâm xây dựng sản phẩm đưa huyện Cù Lao Dung trở thành điểm nhấn khai thác đầu tư, phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh,... Đồng thời, Thạc sĩ Trần Minh Lý cũng đề nghị đến năm 2030, nhóm nghiên cứu đưa sản phẩm du lịch nghĩ dưỡng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp phục vụ du khách; điều chỉnh mục tiêu tổng quát đến năm 2025 từ tỷ lệ 50 %, giảm xuống tối đa còn 36%.
Thay mặt nhóm viên cứu, Tiến sĩ Lê Cao Thanh tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu sở, ban ngành tỉnh sẽ sớm hoàn chỉnh các nội dung bổ sung, đề xuất của đại biểu và dự kiến tổ chức hội thảo lần 1 vào cuối tháng 01 năm 2021./.
Lý Thị Phương
Tin, bài cùng mục
- Hội thảo khoa học lần 1 “Định hướng phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn 2035
- Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch trong khuôn khổ Tuần Văn hóa Du lịch tỉnh Đồng Tháp năm 2021
- Hội nghị tổng kết chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch Cụm phía Tây vùng ĐBSCL
- Tọa đàm khoa học “Thực trạng, tiềm năng và định hướng du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020 – 2025”
- Ngành VHTTDL tổ chức các hoạt động “Mừng Đảng, mừng Xuân Tân Sửu” 2021
Tin, bài mới nhất
- Hội thảo khoa học lần 1 “Định hướng phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn 2035
- Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch trong khuôn khổ Tuần Văn hóa Du lịch tỉnh Đồng Tháp năm 2021
- Hội nghị tổng kết chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch Cụm phía Tây vùng ĐBSCL
- Tọa đàm khoa học “Thực trạng, tiềm năng và định hướng du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020 – 2025”
- Ngành VHTTDL tổ chức các hoạt động “Mừng Đảng, mừng Xuân Tân Sửu” 2021
LIÊN KẾT WEBSITE
TT.XTDL tỉnh Yên Bái TT.XTDL tỉnh Nghệ An
TT.XTDL tỉnh Vĩnh Phúc TT.XTDL tỉnh Điện Biên
TT.XTDL tỉnh Bắc Giang TT.XTDL tỉnh Phú Thọ
TT.XTDL tỉnh Ninh Bình TT.XTDL Lạng Sơn
TT.XTDL tỉnh Quảng Ninh Sở Du Lịch Ninh Bình
TT.XTDL tỉnh Quảng Bình Festival Quảng Nam
TT.XTDL tỉnh Quảng Trị TT.XTDL Ninh Thuận
TT. XTDL TP. Đà Nẵng Sở Du Lịch Huế
XTĐT TM DL Lâm Đồng Sở VHTTDL Bến Tre
Hiệp hội Du lịch ĐBSCL TT.XT DL tỉnh Hậu Giang
Đài PT-TH Sóc Trăng TT.TTXTDL tỉnh Cà Mau
TT.XTDL tỉnh Bến Tre XT.TM DL ĐT Đồng Tháp
TT.XTDL Vĩnh Long TT.XT DL Bà Rịa-Vũng Tàu
TT.XTDL tỉnh Trà Vinh TT.XT DL tỉnh Đồng Nai
XT.ĐT TM DL TP. Cần Thơ TT.PT DL Đồng Tháp
MEKONGINVEST 2017 TT.PT DL TP. Cần Thơ
TT. XTDL Tây Ninh TT. XTDL Bình Dương
Cuộc thi sáng tác ca khúc "Vĩnh Long-tình đất, tình người" lần 2"
Cuộc thi thiết kế logo và slogan du lịch Bình Dương
Cuộc thi thiết kế SP LN quà tặng DL Hưng Yên 2020
Cuộc thi thiết kế SP LN VH DL Kon Tum 2020
Cuộc thi ảnh đẹp du lịch Hà Giang 2020
Cuộc thi Video clip giới thiệu du lịch Bến Tre