Ngôi nhà tháp

STO - Ông Mai Huyên là một lão nông chính hiệu, nhưng với trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ, sự sáng tạo đã xây dựng nên một công trình kiến trúc Khmer cổ gọi là “ngôi nhà tháp” tọa lạc tại ấp Bưng Cốc, xã Phú Mỹ (Mỹ Tú).

   

Ngôi tháp là một kỳ công của lão nông Mai Huyên. Ảnh: KGT

     Trước khi vào tham quan ngôi tháp phải đi qua một cái cổng có mái che (nhà mát). Cổng được xây dựng vào năm 2000 cùng lúc với việc xây công trình ngôi nhà tháp. Cổng có kích thước ngang 3m dài 4m, mái bằng đổ tấm chắc chắn, lợp thêm mái tol phía trên; phía trước và sau có 8 cột tròn bằng bêtông, hai bên hông có 4 cột tròn. Hoa văn dùng để trang trí là các bức vẽ mô phỏng phần đầu rắn thần Naga xòe cánh quạt, từng phần nối tiếp nhau kéo dài bao quanh cổng; ở giữa trên cùng có khắc tượng Phật Thích Ca ngồi thiền tựa gốc bồ đề và được rắn thần Naga bảo vệ, tay chấp tịnh tâm trước ngực biểu hiện cho sự che chở, tạo nên sự uy nghiêm. Bên dưới có 2 băng đá được xây gắn với phần vách hai bên, cao khoảng 0,5m, ngang 0,5m, dài 2m, dành cho người qua đường ngồi dừng chân.

    Qua cổng đôi bước, bên phải là ngôi nhà tháp với vách tường bao quanh có 3 màu chủ đạo là màu vàng, vôi và trắng xám. Tổng khuôn viên của ngôi nhà tháp có khoảng 400m2, ông Mai Huyên đã dành thời gian hàng chục năm nghiên cứu, tìm hiểu qua sách vở, kinh Phật, đọc hàng trăm quyển sách viết bằng chữ Khmer để dựng nên vô số tượng Phật lớn nhỏ với nhiều họa tiết hình tượng phong phú, màu sắc đa dạng. Khởi thủy của ý tưởng này chính là muốn lưu giữ lại chút gì đó về văn hóa truyền thống cho người đời sau thưởng thức, cũng như trở thành địa điểm tổ chức các lễ tiết trong sinh hoạt tín ngưỡng của bà con ở địa phương.

     Nét đặc sắc của tháp được thể hiện đầu tiên phần đỉnh tháp, ở trên đó có nhiều tượng Phật bốn mặt với tư thế nhìn ra 4 hướng, tượng trưng cho bốn phẩm chất từ, bi, hỷ, xả. Gương mặt tượng Phật bốn mặt (trán, cằm, mũi, hai bên má) có gắn nhiều mảnh gương chiếu sáng. Ông bảo, gương soi là vật dụng, khi nhìn vào đó người ta có thể thấy bản thân mình, thể hiện sự trong suốt, tiếp dẫn ánh sáng ban ngày của thần mặt trời, ban đêm tiếp thu ánh sáng của mặt trăng, khi con người nhìn vào gương mặt tượng Phật sẽ thấy được tâm hồn mình soi sáng, mở mang trí óc, thông suốt mọi việc.

Phía trong ngôi tháp. Ảnh: KGT

     Khi đi vào bên trong ngôi nhà tháp này, một phần diện tích xây dựng cũng khá rộng lớn, nhưng chỉ dành mỗi lối đi ngang khoảng 0,8m, tất cả diện tích còn lại tập trung cho việc dựng các tượng Phật, vẽ hoa văn liên hoàn từ phần vách ngoài đến vách trong và ở khu trung tâm, bao gồm phía trên trần, thân và chân tường. Ông bố trí các tượng Phật với nhiều tư thế khác nhau, tạo nên những bức tranh tuyệt mỹ, kể về một câu chuyện hay một lời dạy nào đó của Phật Thích Ca. Từ hình tượng Phật ôm bình bát khất thực, cảnh tượng Phật ngồi thiền và nhập niết bàn, cho đến các loại chim thần dang rộng cánh tay chống đỡ mái chánh điện...

     Ông tâm sự: “Tôi xây ngôi nhà mát và tháp này vào năm 2000, chủ yếu để cho con cháu đời sau thấy mà nhớ về truyền thống nguồn cội, là địa điểm để bà con tổ chức đám làm phước hay để giữ hũ tro cốt của người đã khuất. Cũng là để thực hiện tâm nguyện hướng về phật pháp lúc còn trẻ. Một mình tôi làm bằng tiền của gia đình chứ không vận động hay xin ai giúp hết, ai có lòng thì mua cho vài bao cát, vài bao ximăng cùng làm với tôi. Đến vài năm gần đây đã tương đối hoàn chỉnh rồi và bắt đầu có người đến xem. Tôi không nghĩ sẽ có nhiều người biết và đến tham quan đến vậy đâu”.

     Hiện tại, có nhiều người biết đến tổ hợp kiến trúc của lão nông Mai Huyên qua những chuyến tham quan vào thời gian trước, họ đến đây không chỉ để thưởng lãm kiến trúc độc đáo, kỳ công của lão nông đã ngoài tám mươi tuổi trong hàng chục năm ròng, mà còn để tìm lại chút an lành, thanh thản nơi thẳm sâu tâm hồn. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, ngôi tháp tạm thời không đón khách tham quan để góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

KGT

Nguồn  http://baosoctrang.org.vn/van-hoa-the-thao/ngoi-nha-thap-36691.html

Từ khóa Google:
Ngôi nhà tháp
 
 
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

 

TT.XTDL tỉnh Yên Bái         TT.XTDL tỉnh Nghệ An 

TT.XTDL tỉnh Vĩnh Phúc    TT.XTDL tỉnh Điện Biên 

TT.XTDL tỉnh Bắc Giang    TT.XTDL tỉnh Phú Thọ 

TT.XTDL tỉnh Ninh Bình     TT.XTDL Lạng Sơn

TT.XTDL tỉnh Quảng Ninh      Sở Du Lịch Ninh Bình

TT.XTDL tỉnh Hưng Yên        Du lịch Thái Nguyên

Du lịch Bắc Kạn

 

TT.XTDL tỉnh Quảng Bình     Du lịch Quảng Nam

TT.XTDL tỉnh Quảng Trị     TT.XTDL Ninh Thuận

TT. XTDL TP. Đà Nẵng        Sở Du Lịch Huế

XTĐT TM DL Lâm Đồng      Sở VHTTDL Bến Tre

TT. XTDL tỉnh Kon Tum       TT. XTDL Gia Lai

 

Hiệp hội Du lịch ĐBSCL    TT.XT DL tỉnh Hậu Giang

Đài PT-TH Sóc Trăng     TT.TTXTDL tỉnh Cà Mau

TT.XTDL tỉnh Bến Tre       XT.TM DL ĐT Đồng Tháp

TT.XTDL Vĩnh Long         TT.XT DL Bà Rịa-Vũng Tàu

TT.XTDL tỉnh Trà Vinh     TT.XT DL tỉnh Đồng Nai

XT.ĐT TM DL TP. Cần Thơ    TT.PT DL Đồng Tháp

MEKONGINVEST 2017      TT.PT DL TP. Cần Thơ

TT. XTDL Tây Ninh      TT. XTDL Bình Dương 

Cổng  Thông tin DL Đồng Tháp

Cuộc thi  sáng tác ca khúc "Vĩnh Long-tình đất, tình người" lần 2"

Cuộc thi Video clip giới thiệu du lịch Bến Tre

Cuộc thi Ảnh, video clip du lịch Lai Châu

Bộ nhận diện Du lịch Bình Dương

Cuộc thi thiết kế Biểu trưng (Logo) và Khẩu hiệu (Slogan) du lịch Thái Bình

Cuộc thi "Sáng tác Biểu trưng (Logo) và Khẩu hiệu (Slogan) du lịch Quảng Trị"

Cuộc thi ảnh "Check-in Điện Biên" năm 2022

Thông tin mới nhất về Covid 19

Thông tin mới nhất về Covid 19 trên Thế giới

Hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2022 

Thông báo vận hành cổng thông tin du lịch thông minh Bắc Kạn

Thông báo vận hành cổng thông tin du lịch thông minh Thái Nguyên

Bản đồ Covid-19 tại Sóc Trăng

Sóc Trăng trong 30 tái lập, đổi mới, hội nhập và phát triển (1992-2022)

Thành tựu của tỉnh Sóc Trăng trong 30 tái lập, đổi mới, hội nhập và phát triển (1992-2022)

Cuộc thi viết về câu chuyện du lịch Cần Thơ

Cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2022

Cuộc thi "Ảnh đẹp du lịch Tuyên Quang" năm 2022

Cuộc thi ảnh đẹp du lịch "Khám phá Quảng Trị" năm 2022

Cuộc thi sáng tác Biểu trưng (logo) Du lịch tỉnh Kiên Giang

Cuộc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực ĐBSCL lần thứ V, năm 2022